Thứ 6 - 26/02/2016
Công bố Bộ thủ tục hành chính ngành nội vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai (theo Quyết định số 1186/QĐ-UBND Ngày 15/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)
Kết quả khảo sát ý kiến người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong năm 2024
Cập nhật 28/01/2025 05:00 Xem với cỡ chữ



 

​         Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 30/01/2024 về khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024. Sau khi tổ chức khảo sát, phân tích, đánh giá kết quả, ngày 31/12/2024 Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Báo cáo số 512/BC-UBND về Kết quả khảo sát ý kiến người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024.

Theo đó, khảo sát ý kiến người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 là nhận định đánh giá, sự hài lòng và sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với việc cung ứng dịch vụ công, sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các nội dung sau: (1) mức độ hài lòng về quá trình giải quyết thủ tục hành chính, (2) mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của công chức, viên chức, (3) mức độ tiếp cận thông tin và mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ công trực tuyến, (4) mức độ hài lòng về giải quyết phản ánh kiến nghị, (5) mức độ tiếp cận thông tin, tham gia đóng góp ý kiến vào các quy định, chính sách pháp luật, (6) các góp ý, kiến nghị của người dân, tổ chức nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan nhà nước.

Đối tượng khảo sát người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại: 17 Sở, ban, ngành[1]; 11 đơn vị cấp huyện. Số lượng phiếu khảo sát được phân bổ phù hợp theo tỉ lệ số lượng hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết của các đơn vị, địa phương.

Kết quả khảo sát:

Trong năm 2024 đã thực hiện khảo sát đối với 8.683 người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC trên địa bàn tỉnh; cụ thể: 

Cấp

Số đơn vị khảo sát

Số phiếu khảo sát trực tuyến

Số phiếu khảo sát qua Zalo

Tổng

Sở, ban ngành

17

5478

1020

6498

Huyện/ Thành phố

11

1525

660

2185

Tổng

28

7003

1680

8683


 1. Mức độ hài lòng chung về quá trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)

Tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng về quá trình giải quyết TTHC trung bình đạt 95,05%; tại cấp sở trung bình đạt 95,48%, cấp huyện đạt 94,39%. Như vậy, trung bình của tỉnh đạt yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh đề ra trong năm 2024 (94%).

So với năm 2023, tỷ lệ hài lòng trung bình giảm 4,19% (năm 2023 là 99,24%); trong đó, cấp sở giảm 3,54% (năm 2023 là 99,02%), cấp huyện giảm 3% (năm 2023 là 97,39%).

2. Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của công chức, viên chức

Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC trung bình đạt 95,03% (giảm 4,21% so với năm 2023); trong đó, tỷ lệ hài lòng tại cp sở đạt 92,44%, cấp huyện đạt 99,19%. So với năm 2023, tỷ lệ hài lòng trung bình cấp sở giảm 6,11%, riêng cấp huyện đã cải thiện 1,07%.

3. Mức độ hài lòng về dịch vụ công trực tuyến

          3.1. Mức độ tiếp cận thông tin về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)

Qua kết quả khảo sát năm 2024, trung bình có 99,21% người dân biết các DVCTT của tỉnh cung cấp, trong đó có 21,52% có biết đến nhưng chưa sử dụng; 77,69% đã từng sử dụng và 0,79% người dân chưa biết đến DVCTT.

 hinh 28-1-2025.png


[1] Không khảo sát các đơn vị đặc thù: Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân tộc, Ban Quản lý Khu công nghệ cao công nghệ sinh học, Thanh tra tỉnh.


Như vậy, so với năm 2023, tỷ lệ người dân biết các DVCTT của tỉnh đã cải thiện 14,44% (năm 2023 là 84,77%); trong đó tỷ lệ người dân đã từng sử dụng tăng 34,61%.

Kết quả khảo sát ghi nhận có 13/17[1] đơn vị cấp sở người dân ý kiến đã từng sử dụng đạt tỷ lệ 100% và có 04/11[2] đơn vị cấp huyện tỷ lệ người dân thực hiện thủ tục hành chính không biết đến các DVCTT (dưới 10%).

3.2. Mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)

          Đối với những người dân đã sử dụng DVCTT, tỷ lệ người dân hài lòng, rất hài lòng trung bình đạt 99,34% (tăng 0,75% so với năm 2023 đạt 98,59%); không hài lòng chiếm 0,66%. Tuy nhiên, tại cấp huyện còn 1,68% ý kiến người dân chưa hài lòng về chất lượng DVCTT; nguyên nhân người dân chưa hài lòng về chất lượng DVCTT bao gồm khó thao tác, nộp hồ sơ trực tuyến nhưng vẫn yêu cầu nộp hồ sơ giấy, không có hướng dẫn rõ ràng cách thức thực hiện.

5. Kiến nghị của người dân: Trong năm 2024, ý kiến được người dân, doanh nghiệp kiến nghị nhiều nhất là rút ngắn thời gian giải quyết TTHC chiếm 31,11% và tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính 20,28%; Tăng cường các kênh thông tin hỗ trợ người dân chiếm 17,17%.

hinh 28-1-2025-1.png


[1] Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở VHTT&DL, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở LĐTB&XH, Sở Tài nguyên và môi trường.

[2] Định Quán (3,45%), Long Thành (3,51%), Thống Nhất (4%) và thành phố Biên Hòa (7,69%)

Nhìn chung các tỷ lệ kiến nghị của người dân về cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công năm 2024 giảm đáng kể so với năm 2023[1]. Tuy nhiên đối với tỷ lệ kiến nghị rút ngắn thời gian giải quyết TTHC tăng so với năm 2023 là 11,87%.

Để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, nâng cao mức độ hài lòng của người dân trong năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung, triển khai hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính năm 2025, đặc biệt chú trọng các nội dung còn hạn chế đưa ra trong kết quả khảo sát, cụ thể: 

Thứ nhất, Báo cáo kết quả khảo sát ý kiến người dân cho cấp ủy đơn vị, địa phương để chỉ đạo, quán triệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhất là chấn chỉnh công tác giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ hai, Tăng cường trách nhiệm công vụ của đơn vị, cá nhân xử lý hồ sơ TTHC nhất là các thủ tục liên quan đến đăng ký đất đai, lý lịch tư pháp chấp thuận chủ trương đầu tư, lao động... kịp thời báo cáo các khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp đến cấp có thẩm quyền để chỉ đạo xử lý; khắc phục tình trạng hồ sơ trễ hạn, yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần và người dân phải liên hệ nhiều cơ quan chức năng để giải quyết. Đối với các trường hợp hồ sơ chậm trễ, thực hiện nghiêm việc thông báo, xin lỗi người dân, doanh nghiệp theo quy định.

Thứ ba, Triển khai hiệu quả kế hoạch rà soát, kiến nghị đơn giản hoá TTHC rút ngắn hợp lý thời gian giải quyết TTHC; đẩy mạnh cung cấp và giải quyết thủ tục trực tuyến nhằm giảm thời gian chờ đợi, đi lại cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ tư, Tăng cường trách nhiệm và năng lực hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý hồ sơ TTHC, đặc biệt là năng lực hướng dẫn và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, thái độ ứng xử của đội ngũ công chức tiếp nhận hồ sơ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện tốt quy tắc ứng xử và các quy định nghề nghiệp; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân.

Thứ năm, Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức về giải quyết TTHC; đảm bảo thời gian, chất lượng trả lời phản ánh kiến nghị cho người dân, doanh nghiệp, khắc phục triệt để tình trạng không giải quyết hoặc giải quyết phản ánh kiến nghị qua loa, không hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ sáu, Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền về dịch vụ công trực tuyến, các kênh hỗ trợ người dân và các chủ trương, định hướng cải cách TTHC của tỉnh để người dân được biết, tham gia.

Thứ bảy, Thực hiện nghiêm công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương; nghiên cứu, triển khai các giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác xây dựng chính sách, quy định pháp luật của tỉnh; nâng cao hiệu quả tuyên truyền phổ biến pháp luật, đảm bảo người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin.



[1] Tỷ lệ người dân kiến nghị tiếp tục đơn giản hóa các TTHC giảm 25,76% (năm 2023 là 46,04%), cần tăng cường các kênh hỗ trợ người dân giảm 25,02% (năm 2023 là 42,19%), cải thiện DVCTT giảm 10,3% (năm 2023 là 13,59%), cải thiện thái độ phục vụ, giao tiếp của công chức giảm 8,06% (năm 2023 là 13,59%), giải quyết tốt các phản ánh kiến nghị của người dân giảm 0,17% (năm 2023 là 7,66%)…

Mạc Thị Hợp

 

Các tin khác

Số lượt truy cập