Đoàn công tác của Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước làm việc với UBND thành phố Biên Hoà về việc hướng dẫn quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp Cập nhật 14/04/2025 08:18 Xem với cỡ chữ
 
Sáng ngày
11/4/2025, Đoàn công tác của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước do Phó Cục trưởng
Trần Trung Kiên làm trưởng đoàn đã đến và làm việc với UBND thành phố Biên Hoà-
tỉnh Đồng Nai.
 (Phó Cục
trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Trần Trung Kiên
phát biểu tại buổi làm việc )
Tham gia Đoàn
công tác có Ông Nguyễn Xuân Hùng- Điều hành Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV; Bà
Nguyễn Ngọc Châu – Điều hành Phòng Nghiệp vụ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV; Bà
Nguyễn Thị Duyên- Lưu trữ viên chính- Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.
Đón tiếp và
làm việc với Đoàn công tác, đối với các đơn vị, địa phương, về phía Sở Nội vụ
có Phó Giám đốc Sở – Ông Nguyễn Quốc Vũ; Trưởng phòng Cải cách hành chính và
Văn thư Lưu trữ- Bà Hi Hoàng Khánh Linh; Phó Trưởng phòng Cải cách hành chính
và Văn thư Lưu trữ -Bà Lâm Thị Diệu; Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử
tỉnh – Ông Nguyễn Quốc Vũ; Chánh Văn phòng UBND thành phố Biên Hoà – Ông Kiều
Công Đức; Phó Trưởng phòng Nội vụ thành phố Biên Hoà- Ông Nguyễn Thành Trưởng …cùng
với sự tham dự của các đồng chí là lãnh đạo, công chức,viên chức một số phường xã
đến dự để nghe hướng dẫn về công tác bàn giao hồ sơ, tài liệu khi sắp xếp tổ
chức bộ máy.
Mở đầu buổi làm việc, Ông
Nguyễn Quốc Vũ – Phó Giám đốc Sở Nội vụ bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc
tới Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cùng với Đoàn công tác đã
dành thời gian quan tâm, về với địa phương để hỗ trợ, hướng dẫn công tác bàn
giao hồ sơ, tài liệu khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
 (Ông Nguyễn Quốc Vũ- Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai phát biểu tại
buổi làm việc)
Báo cáo với Đoàn công tác của
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Ông Nguyễn Thành Trưởng – Phó Trưởng phòng Phòng Nội vụ Thành phố Biên
Hoà cho biết, khi tổ chức thay đổi hoặc
tái cấu trúc bộ máy, việc chuyển giao tài liệu lưu trữ tại một số cơ quan tồn
tại 2 nội dung sau:
Kho lưu trữ của thành phố chưa được bố trí đảm bảo
theo quy định, hiện đang bố trí kho tạm với diện tích nhỏ, hẹp và các trang
thiết bị còn thiếu nên chưa tổ chức thu thập hồ sơ, tài liệu của các phòng
chuyên môn thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử.
Việc thống kê tài liệu lưu trữ lịch sử định kỳ theo quy định chưa được thực hiện dẫn đến số lượng hồ sơ
tồn đọng tại kho lưu trữ từng phòng chuyên môn nhiều.
Hồ sơ chưa chỉnh lý còn tồn đọng nhiều (khoảng
trên dưới 1.570 m) hồ sơ, tài liệu đang lưu trữ tại các phòng
chuyên môn một phần chưa được biên mục, sắp xếp,
đánh số tờ, xác định thời hạn bảo quản theo quy định; thành phố Biên Hòa đang nắm nguồn dữ liệu tại 03 phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Các phần
mềm này đã thể hiện rõ các trường thông tin, dữ liệu quản lý. Tuy nhiên chưa
thực hiện công tác lưu trữ điện tử cơ quan (chưa có kho lưu trữ điện tử).
Bên
cạnh kết quả đạt được, công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị theo kết luận 127-KL/TW của Bộ chính trị gặp
một số khó khăn, vướng mắc: công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu
trữ tại một số đơn vị còn hạn chế về chuyên môn trong công tác lưu trữ hồ sơ;
phần lớn người làm văn thư, lưu trữ phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác; việc
lưu trữ, chỉnh lý tài liệu còn nhiều hạn chế, một số cán bộ, công chức, viên
chức chưa thực hiện tốt việc lập hồ sơ công việc dẫn đến tài liệu nộp vào lưu
trữ cơ quan còn lẫn lộn giữa các năm với nhau gây khó khăn cho việc tìm kiếm và
tra cứu tài liệu;
bên
cạnh đó, công chức chuyên môn thành phố có khối lượng công việc, kiêm nhiệm
nhiều nhiệm vụ khác nên việc quay lại thực hiện rà soát lại hồ sơ lưu trữ (toàn
bộ văn bản, tài liệu có trong hồ sơ); loại ra khỏi hồ sơ bản trùng, bản nháp;
xác định lại thời hạn bảo quản của hồ sơ; chỉnh sửa các tiêu đề, số và ký hiệu
hồ sơ cho phù hợp và hoàn thiện, kết thúc hồ sơ để đưa vào lưu trữ gặp khó khăn; Thành
phố chưa có kho lưu trữ điện tử nên chưa nộp lưu trữ điện tử; kinh
phí trong hoạt động lưu trữ còn hạn chế.
 (Ông Nguyễn Thành Trưởng – Phó Trưởng phòng Phòng Nội vụ Thành phố Biên
Hoà báo cáo tại buổi làm việc)
Tiếp theo
buổi làm việc, Bà Lê Thị Lộc – Phó Chủ tịch UBND Phường Trung Dũng báo cáo Đoàn
công tác về thực trạng, khó khăn tại đơn vị: Phường Trung Dũng mới sau sáp nhập
của 03 đơn vị ( Phường Thanh Bình, Phường Quyết Thắng, Phường Trung Dũng cũ),
diện tích kho không đủ để tập kết và bảo quản hồ sơ, tài liệu của các đơn vị
sau sắp xếp. Do vậy, hiện tại tài liệu lưu trữ của Phường đang được bảo quản và
cất giữ ở nhiều nơi (Văn phòng Khu phố và Nhà Văn hoá Khu phố…), Hồ sơ mới sắp
xếp sơ bộ để đưa lên kệ, tủ …. Tuy nhiên chưa được chỉnh lý, biên mục theo quy
định.
 (Bà Lê Thị Lộc – Phó Chủ tịch UBND Phường Trung Dũng
báo cáo tại buổi làm việc)
Tiếp theo là khó
khăn, vướng mắc của UBND phường Tân Mai. Phường Tân Mai mới sau sáp nhập của 02
đơn vị (Phường Tân Tiến và Phường Tân Mai cũ), đơn vị chưa bố trí được Kho Lưu trữ để bảo quản hồ
sơ, tài liệu. Tình trạng tài liệu rời lẻ, chưa chỉnh lý và biên mục hồ sơ theo
quy định.
 (Bà Nguyễn Thị Hữu –Chủ tịch UBND Phường Tân Mai
báo cáo tại buổi làm việc)
Cũng theo khó
khăn đó, đại diện phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin- Bà Nguyễn Thị Phương
Hảo – Phó Trưởng phòng cho biết, đối với hồ sơ của phòng Lao động Thương binh
và Xã hội trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy còn tồn đọng rất nhiều từ những năm
trở về trước, tuy nhiên các công chức đã được điều động về đơn vị mới nên việc
quay lại Kho để sắp xếp hồ sơ lĩnh vực như: Người có công, bảo trợ xã hội, giáo
dục nghề nghiệp… rất khó khăn, chưa kể công chức không có chuyên môn nghiệp vụ
về lưu trữ nên khó khăn trong công tác sắp xếp, chỉnh lý hồ sơ theo quy định để
phục vụ công tác bàn giao.
 (Bà Nguyễn Thị Phương Hảo – Phó
Trưởng phòng Văn hoá, Khoa học và Thông tin thành phố Biên Hoà phát biểu tại
buổi làm việc)
Thay mặt lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Phó Cục
trưởng Trần Trung Kiên chia sẻ với các đơn vị về những khó khăn, vướng mắc mà địa
phương đang gặp phải, đặc biệt trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy hiện nay.
Đồng thời Phó Cục trưởng cũng đưa ra một số giải pháp giúp các đơn vị tháo gỡ
những khó khăn này.
 (Ông Trần
Trung Kiên -Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước
chia sẻ giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mặc tại
buổi làm việc).
Ông Nguyễn Trung Kiên nhấn mạnh, đối với khối tài liệu phường xã, Chủ
tịch UBND xã phường chỉ đạo từng công chức lập danh mục hồ sơ (tài liệu đang
giữ) theo vấn đề phụ trách, rà soát, đánh giá lại khối lượng tài liệu lưu trữ
hiện có đang bảo quản tại cơ quan; khẩn trương nộp về cho lưu trữ cơ quan; tiến
hành tổng kiểm kê, lập danh mục hồ sơ, quy ra mét để sẵn sàng bàn giao trên
tinh thần nguyên trạng, không xử lý nghiệp vụ trong giai đoạn này để đảm bảo an
toàn, không thất lạc tài liệu…tiếp tục bảo quản khối tài liệu đang giải quyết,
đang giữ, thống kê lên danh mục để bàn giao. Nếu xác định được khối tài liệu đó
là Vĩnh viễn (đơn vị thuộc nguồn nộp lưu) thì liên hệ để nộp lưu về tỉnh, đồng
thời kêu gọi bộ phận quản lý nhà nước tăng cường tham mưu văn bản hướng dẫn,
gắn trách nhiệm của các cá nhân, ngành …trong việc thực hiện nhiệm vụ.
 (Toàn cảnh Buổi làm việc khẩn trương và nghiêm túc)
Kết thúc buổi làm việc Ông Nguyễn
Thành Trưởng – Phó Trưởng phòng Phòng Nội vụ thành phố Biên Hoà đã tiếp thu ý
kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cục, đồng thời nhấn mạnh sẽ tiếp tục tham mưu quản lý
nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ. Chỉ đạo quyết liệt các bộ phận, phòng
ban chuyên môn, phường xã để đưa công tác này đi vào vào nề nếp, đạt hiệu quả
cao./.
Tác giả bài tin: Nguyễn Thị Hương – Chuyên viên
Phòng CCHC&VTLT |
|
|