Thứ 6 - 26/02/2016
Công bố Bộ thủ tục hành chính ngành nội vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai (theo Quyết định số 1186/QĐ-UBND Ngày 15/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)
Ngành Nội vụ tỉnh Đồng Nai năm 2018: “Chủ động, sáng tạo, hiệu quả”
Cập nhật 02/02/2018 16:02 Xem với cỡ chữ



Ngành Nội vụ tỉnh Đồng Nai năm 2018: “Chủ động, sáng tạo, hiệu quả”
Trên cơ sở phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ xác định năm 2018 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, chỉ đạo của Bộ Nội vụ là “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính”, ngành Nội vụ tỉnh Đồng Nai xác định với tinh thần “Chủ động, sáng tạo, hiệu quả” và mục tiêu xây dựng “Chính quyền kiến tạo, phát triển” để tiếp tục tập trung triển khai thực hiện thành công Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018; Sở Nội vụ cũng đề ra 11 phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nội vụ năm 2018 và 09 giải pháp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.

Ngành Nội vụ tỉnh Đồng Nai năm 2017: Đạt nhiều kết quả cao trong lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành

Năm 2017, ngành Nội vụ tỉnh Đồng Nai đã triển khai đạt nhiều kết quả cao trong lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành như: cải cách hành chính; quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức bộ máy và biên chế; xây dựng chính quyền; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; công tác tôn giáo; thi đua, khen thưởng; văn thư và lưu trữ, công tác thanh niên, dân vận chính quyền, … Nhìn chung, Sở Nội vụ và ngành Nội vụ tỉnh Đồng Nai luôn bám sát định hướng, quan điểm, đường lối của Đảng, chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh để chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ. Công tác xây dựng, hoàn thiện các quy định về chính sách trên các lĩnh vực ngành Nội vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo sát sao; các văn bản, đề án, kế hoạch, báo cáo trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cơ bản đảm bảo tiến độ và chất lượng. Công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực và nhiều nhiệm vụ mang tính đột phá cao góp phần vào thành tựu chung của tỉnh. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đạt được những kết quả tích cực, tiếp tục phát huy vai trò của Sở quản lý đa lĩnh vực, tổ chức thực hiện thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Thông qua việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh và việc thực hiện mô hình “phi địa giới hành chính”; dịch vụ bưu chính công ích; Tổng đài 1022; chấm điểm chỉ số cải cách hành chính, công vụ; tăng cường công tác thanh tra công vụ, kiểm tra cải cách hành chính đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

CHU DUNG PHAT BIEU.JPG
Đồng chí Ngô Minh Dũng, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Nội vụ
trình bày Báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác ngành Nội vụ
năm 2018

Trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2017; phương hướng nhiệm vụ năm 2018 tại Hội nghị triển khai công tác ngành Nội vụ năm 2018, đồng chí Ngô Minh Dũng, Bí thư Đảng ủy Sở, Phó Giám đốc Sở Nội vụ đã thẳng thắn nêu lên một số hạn chế, yếu kém như tiến độ xây dựng và ban hành một số văn bản, đề án còn chậm so với yêu cầu; vẫn còn văn bản quy phạm pháp luật, đề án phải xin lùi, xin rút khỏi chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; vẫn còn một số đơn vị, địa phương đề nghị bổ sung lao đồng hợp đồng, chưa bố trí hết biên chế công chức, viên chức đã được cấp thẩm quyền phân bổ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành về cải cách hành chính của một số đơn vị, địa phương còn chưa quyết liệt; một số công chức, viên chức, chưa cao; công tác quản lý nhà nước về Hội, quỹ còn bị động, lúng túng; một số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về thanh niên còn hạn chế; qua thanh tra công tác cán bộ đã bộc lộ những bất cập trong công tác bổ nhiệm, quản lý, sử dụng, luân chuyển; đội ngũ cán bộ, công chức có nơi chưa đồng đều, thậm chí còn yếu; người đứng đầu một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện các nội dung kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ; chưa có phương án đánh giá sau đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng chưa gắn kết và phản ánh đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức; tình hình vi phạm trong các hoạt động tôn giáo vẫn còn tiếp tục diễn ra; một số nơi bố trí công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ kiêm nhiệm, không được đào tạo đúng chuyên môn.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên cũng đã được chỉ rõ. Kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; chưa kiên quyết xử lý sai phạm, còn hình thức, né tránh. Việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức ở một số nơi chưa đúng quy định, chưa hợp lý; một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ ảnh hưởng đến nhiệm vụ công tác. 
TOAN CANH.JPG
Toàn cảnh Hội nghị

Ngành Y tế tỉnh Đồng Nai đã tinh giản hơn 3.000 biên chế viên chức

Phó Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ cho biết việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy nhờ giảm các đầu mối hành chính y tế cho thấy hiệu quả, tuy nhiên việc sáp nhập này cũng gặp không ít khó khăn về bố trí nhân sự sau khi sáp nhập. Thời gian tới Sở Y tế sẽ tiến hành sáp nhập 07 Trung tâm chuyên khoa cấp tỉnh cùng chức năng y tế dự phòng thành Trung tâm kiểm soát dịch bệnh. Đồng chí Phan Huy Anh Vũ cũng thông tin thêm đến thời điểm này, ngành y tế đã thực hiện tinh giản hơn 3.000 biên chế viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long Khánh, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.

PHO GIAM DOC SO Y TE.JPG
Đồng chí Phan Huy Anh Vũ, Phó Giám đốc Sở Y tế
trình bày tham luận tại Hội nghị

Một số vấn đề quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của ngành y tế trong thời gian tới đó là việc xã hội hóa trong ngành y tế, đặc biệt là áp dụng mô hình đối tác công tư (PPP). Bên cạnh đó, đồng chí Phan Huy Anh Vũ cũng trăn trở việc đào tạo bác sĩ theo địa chỉ sử dụng hiện nay trong ngành Y tế còn một số bất cập khi có một bộ phận viên chức sau khi hoàn thành đào tạo thì có tư tưởng không muốn về cống hiến cho tỉnh.
Ba phương án sắp xếp, tinh gọn các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Đồng chí Huỳnh Lệ Giang, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp trong ngành giáo dục là nhiệm vụ rất nặng nề, khó khăn nhất là “giảm giáo viên thì học sinh không có người dạy”.  
GIAM DOC SO GIAO DUC DAO TAO.JPG
Đồng chí Huỳnh Lệ Giang, Tỉnh ủy viên,
Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo phát biểu tại Hội nghị

Tình hình hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo gặp phải là các quy định chỉ quy định số lượng học sinh được định biên tối đa/lớp, chưa quy định số lượng học sinh tối thiểu dẫn đến các đơn vị địa phương bố trí giãn lớp để duy trì số lượng biên chế giáo viên; vì vậy có tình trạng tổng số học sinh giảm nhưng tổng số giáo viên không giảm. Nhằm khắc phục, hạn chế tình trạng này, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu việc xây dựng quy định số lượng học sinh tối thiểu/lớp gắn với tình hình kinh tế - xã hội tại các địa phương, nếu phù hợp thì áp dụng để thực hiện giảm số lượng giáo viên. Đồng chí Huỳnh Lệ Giang nêu phương hướng thời gian tới, sẽ kiểm tra tình hình sử dụng biên chế từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông đảm bảo số lượng biên chế đúng quy định; đảm bảo số lượng giáo viên theo số lượng môn học. Để thực hiện sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW, Sở Giáo dục và Đào tạo đề ra ba phương án sắp xếp để các địa phương lựa chọn tùy theo điều kiện thực tế: thực hiện sáp nhập trường tiểu học với trường trung học cơ sở; thực hiện sáp nhập trường trung học cơ sở với trung học phổ thông hoặc thực hiện sáp nhập trường tiểu học, trung học cơ sở với với trung học phổ thông.Trên cơ sở chỉ tiêu tỉnh giao cho ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ giao cho các địa phương thực hiện sắp xếp; đồng chí Huỳnh Lệ Giang cũng nhấn mạnh cái khó khi thực hiện các phương án trên là ở quản lý nhà nước, khi sáp nhập trường tiểu học, trung học cơ sở (cấp huyện đang quản lý) vào trường trung học phổ thông (Sở Giáo dục và Đào tạo đang quản lý) sẽ nảy sinh về việc chuyển giao về nhân sự và cơ sở vật chất; đồng thời, việc bố trí Lãnh đạo tại các trường học, các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo sau khi sáp nhập gặp khó khăn. Qua hội nghị này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Huỳnh Lệ Giang cũng đề nghị Sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất có chế độ, chính sách về hỗ trợ công chức, viên chức và người lao động thôi việc theo nguyện vọng.

Năm 2018: ngành Nội vụ tỉnh Đồng Nai cần phát huy dân chủ, đoàn kết, chỉ đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Đối với nhiệm vụ năm 2018, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị lãnh đạo Sở Nội vụ, ngành Nội vụ cần phát huy dân chủ, đoàn kết, chỉ đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu:
Tập trung tăng cường tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
Tiếp tục kiện toàn hoạt động Trung tâm hành chính công tỉnh và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; tiếp tục tăng cường các biện pháp đã triển khai năm 2017 tại Trung tâm hành chính công tỉnh, trong đó lưu ý việc áp dụng mô hình “Phi địa giới hành chính” phải phù hợp với từng thủ tục hành chính, từng yêu cầu công việc. 
DSC01266.JPG
Đồng chí Nguyễn Quốc Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức phải được Sở Nội vụ, ngành Nội vụ phát huy vai trò tham mưu đúng quy định, hợp lý; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Triển khai xây dựng vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế; thực hiện sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp khoa học; đảm bảo đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; phải có sự hài hòa, đan xen giữa tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và cải cách hành chính.
Thực hiện tốt công tác điều chỉnh, thành lập mới địa giới hành chính tại một số xã, phường trong tỉnh phù hợp với yêu cầu công tác quản lý nhà nước ở cơ sở; tập trung thực hiện nâng cấp đơn vị hành chính. Hoàn thành thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp.
Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo vì đây là công tác rất nhạy cảm; đảm bảo công tác thi đua, khen thưởng thực chất, tránh hình thức, khen thưởng không đúng người, đúng việc; tập trung thực hiện công tác số hóa tài liệu lưu trữ; thường xuyên kiểm tra tài liệu bảo quản, kịp thời bổ sung tài liệu còn thiếu, hoặc tu bổ, phục chế đối với những tài liệu có nguy cơ hủy hoại.

 

Bùi Long Hiếu - Văn Phòng​

 

Số lượt truy cập