Thứ 6 - 26/02/2016
Công bố Bộ thủ tục hành chính ngành nội vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Đồng Nai (theo Quyết định số 1186/QĐ-UBND Ngày 15/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)
Đánh giá 05 năm thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ
Cập nhật 27/05/2021 14:06 Xem với cỡ chữ



 

​         Thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 (gọi tắt là Quyết định số 163 của Thủ tướng Chính phủ), Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho hệ thống chính trị tỉnh giai đoạn 05 năm và từng năm.

 Khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên.jpg
​Khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Qua 05 năm triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã cử  hơn 196.609 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, như: Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (15.535 người), đào tạo trình độ chuyên môn (3.560 người); bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (19.474 người), bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp huyện, cấp phòng, cấp xã (2.986 người), bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, vị trí việc làm (142.742 người) và bồi dưỡng khác (QPAN, tin học, ngoại ngữ...: 12.312 người). Với số lượng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trên là cơ sở để thực hiện các cơ bản đạt mục tiêu đề ra tại Quyết định số 163 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của tỉnh, cụ thể:

* Đối với cán bộ, công chức ở cấp tỉnh, cấp huyện

- Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kết quả thực hiện bình quân đạt 98.91%.

- Mục tiêu bảo đảm hàng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ: Kết quả thực hiện đến nay đạt 89,46% CBCC được cập nhật kiến thức pháp luật, đạo đức công vụ; 67,9% CBCC được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ,

* Đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

- Mục tiêu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm: Kết quả có 99,46% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 98,33 % công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm.

- Mục tiêu hàng năm, có 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ: Kết quả  thực hiện đạt 60,2%.

- Mục tiêu người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm: Kết quả thực hiện đạt 98,9%.

* Đối với viên chức

- Mục tiêu bảo đảm đến năm 2020, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Kết quả thực hiện đến nay đạt 47,83%.

- Mục tiêu đến năm 2020, ít nhất 70% viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm: Kết quả thực hiện đạt 85,96%.

- Mục tiêu hàng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành: Kết quả thực hiện bình quân đạt 63,9%.

* Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

- Mục tiêu 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được bồi dưỡng kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động: Kết quả thực hiện đạt 100%.

- Mục tiêu 100% đại biểu được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong nhiệm kỳ: Kết quả thực hiện đạt 100%.

Nhìn chung, nhận thức của các cấp, các ngành, người đứng đầu về chức năng, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng có sự chuyển biến đáng kể, các nhiệm vụ và giải pháp được triển khai thực hiện đồng bộ. Việc xây dựng, ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chế độ chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học đã tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tích cực tham gia học tập. Số lượt cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng tăng hơn gấp 2,5 lần so với giai đoạn trước, chủ yếu tập trung thực hiện các chế độ bồi dưỡng theo quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC, tạo được bước chuyển tích cực trong công tác tổ chức bồi dưỡng, nhất là đẩy mạnh việc bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, vị trí việc làm... Qua đó, đã trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

 Khen thưởng các học viên có thành tích trong học tập.jpg
Khen thưởng các học viên có thành tích trong học tậ​p

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, khó khăn nhất định như: Việc rà soát, xác định nhu cầu và chọn cử CBCCVC đi đào tạo, bồi dưỡng; cán bộ, công chức, viên chức phần lớn phụ thuộc vào việc cử đi của đơn vị, chưa xuất phát từ nhu cầu tự thân, từ yêu cầu vị trí việc làm nên hiệu quả học tập chưa cao. Mục tiêu “Hàng năm có 70% cán bộ, công chức được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ; ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp” khó thực hiện đạt mục tiêu đề ra, vì số lượng CBCCVC yêu cầu phải bồi dưỡng hàng năm khá lớn mà công việc chuyên môn ngày càng nhiều, người làm việc ngày càng ít; mặt khác, một số bộ, ngành chưa ban hành đầy đủ chương trình, tài liệu bồi dưỡng.... Ngoài ra, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức chủ yếu sử dụng từ nguồn kinh phí đơn vị sự nghiệp công lập nên rất khó khăn cho các đơn vị khi cử viên chức đi học, nhất là đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên. Việc thực hiện bồi dưỡng tiếng dân tộc cho CBCC người dân tộc Kinh công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số không thực hiện vì hầu hết đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh đều biết tiếng kinh, nếu có bồi dưỡng thì hiện nay cũng chưa có tài liệu, đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh còn khó khăn về đội ngũ giảng viên. Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các cơ quan đảng, đoàn thể Trung ương chưa ban hành; công tác phân công, phối hợp trong quản lý, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC có lúc gặp lúng túng, thiếu tập trung. Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng CBCCVC theo các tiêu chí còn định tính, các đơn vị triển khai thực hiện chưa đồng bộ và việc đánh giá chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng bồi dưỡng...

 Hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng cán bộ, công chức.jpg
Hợp tác quốc tế trong bồi dưỡng cán bộ, công chức

Với kết quả đánh giá 05 năm thực hiện Quyết định số 163 của Thủ tướng Chính phủ, những bài học kinh nghiệm được rút ra làm cơ sở triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới như sau:

Một là, Nơi nào các cấp, các ngành, người đứng đầu cơ quan đơn vị nhận thức tốt về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; bản thân cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, xác định rõ “học để làm việc” và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực sự đủ năng lực thì chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được bảo đảm, góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

Hai là, Để việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng mục đích, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra thì việc rà roát, xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cần được chú trọng, dựa trên nguyên tắc căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, yêu cầu vị trí việc làm và kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, của đơn vị.

Ba là, Thực hiện các chương trình bồi dưỡng quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhất là bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành theo vị trí việc làm, đòi hỏi chương trình, tài liệu bồi dưỡng được biên soạn phải đáp ứng yêu cầu năng lực gắn với vị trí việc làm và đội ngũ giảng viên phải có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý, thông thạo kỹ năng mà người học cần để đáp ứng được yêu cầu hình thành năng lực cho người học chứ không chỉ là truyền đạt lý thuyết.

Bốn là, Bố trí đủ kinh phí để thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; có cơ chế, chính sách khuyến khích CBCCVC tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhất là nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức thì mới bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu đề ra.

 Năm là, Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng; từng bước chuyển đổi hình thức tổ chức bồi dưỡng từ tập trung sang trực tuyến, kết hợp hình thức tổ chức bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Đối với bồi dưỡng ở nước ngoài để đảm bảo việc tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, vừa tiết kiệm ngân sách thì việc tổ chức bồi dưỡng phần lý thuyết ở trong nước (mời chuyên gia nước ngoài qua giảng) kết hợp với đi khảo sát thực tế ở nước ngoài./.

 

                                                         (HG - Phòng Quản lý BC&CCVC​)

Số lượt truy cập